Hướng Dẫn Tạo Mới Sơ Đồ Lectra Diamino Marker Manager
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
Từ phiên bản
Lectra Diamino V6 thì phần tạo mới sơ đồ đã được tách ra riêng và nó nằm ở phần Marker của Marker Manager. Không còn nằm ở menu File, New trong Diamino như ở các phiên bản V5 nữa.
Cách sử dụng thì cũng khác so với các phiên bản V5, nhưng nếu với những ai thường xuyên sử dụng Marker Creation thì khi tiếp xúc với phiên bản Diamino V6 này cũng khá đơn giản.
Bài này mình sẽ giới thiệu khái quát chức năng và các bước thực hiện để tạo mới sơ đồ giác.
Bước đầu tiên và có lẽ là sẽ luôn bắt buộc đó là thay đổi đường dẫn đến thư mục chứa mã hàng cần làm và tạo Fabric Generalities. Phần này các bạn vui lòng xem lại ở bài trước nhé.
Các bạn chọn Tab Marker sẽ có giao diện như hình dưới.
Các bạn chú ý 1 số mục sau đây:
Biểu tượng
dùng để tạo mới sơ đồ.
Biểu tượng
mở sơ đồ sẵn có để chỉnh sửa ( giống như Modify ở phiên bản V5 ).
Biểu tượng
sử dụng các thiết lập sẵn có từ mẫu.
Biểu tượng
cập nhật thông tin sơ đồ.
Biểu tượng
bắt đầu quá trình tạo mới sơ đồ, bấm vào biểu tượng mũi tên xuống ở góc là dùng để lưu sơ đồ với tên khác.
Tiếp theo chú ý chức năng ở từng khung sau:
Characteristics: chính là giao diện để nhập thông tin của sơ đồ như các bạn đang mở.
Motif: nhập thông tin kẻ chu kỳ sọc ( phần này được bổ sung thêm một số chức năng rất tốt để phục vụ việc tạo sơ đồ kẻ ).
Name: là tên sơ đồ cần tạo, giới hạn 31 kí tự và chấp nhận các kí tự “_”, “-”, “.” ( không hiểu sao lại không cho kí tự “ = “ nữa rồi, mà trước giờ mình toàn dùng dấu “ = “ ).
Comments : nhập thông tin ghi chú cho sơ đồ. Giới hạn 160 kí tự.
Code – Required efficiency – Importance – Order realization : là liên quan đế chương trình Optiplan, các bạn để trống nếu không có dùng Optiplan.
Chuyển qua khung chức năng Fabric:
Fabric width: khổ vải ( giới hạn 10 – 4000 cm, 3.9 – 127.9 inch )
Maximum length: thiết lập chiều dài tối đa của sơ đồ, mặc định là 100.000 m
Selvage : cái này thì mình cũng không rõ lắm vì không dùng đến, hình như nó là thông số 2 biên vải.
Fabric code: để trống cũng được, hoặc ghi tên loại vải vào.
Fabric Type: nhập kí hiệu Fabric trong bảng Variant của Modaris.
Fabric presentation: kiểu trải vải, mặc định là chọn Single Ply.
Fabric name: bấm vào dấu mũi tên xuống để chọn Fabric Generalities đã được tạo từ trước.
Chuyển qua khung chức năng Tolerances:
Pieces spacing: khoảng hở xung quanh chi tiết ( dùng đi sơ đồ gòn ).
Fabric edges: cái này thì mình không dùng, nó là nhập thông số tăng ra hoặc giảm ở 4 biên sơ đồ ( lấn ra ngoài biên ).
Moving: nhập thông số cho phép 2 chi tiết chồng lên nhau hoặc là thông số lấn biên vải. ( mình không dùng nên cũng chỉ hiểu nôn na là thế )
Tilt: nghiêng canh sợi của chi tiết trong sơ đồ.
Chuyển xuống khung Composition.
Đây là phần để chọn file rập modaris của sơ đồ cần làm.
Bấm vào biểu tượng “…” ở cột Model để chọn file rập.
Cột Variant: là bảng thống kê, nếu chỉ có 1 bảng thống kê thì chương trình sẽ tự chọn, còn 2 trở lên thì bấm vào “ …” để chọn bảng thống kê cần làm sơ đồ.
Cột Size: bấm vào “ …” để chọn Size cần làm.
Cột Qty: số lượng sản phẩm trên 1 sơ đồ.
Cột Direction: chiều hướng của canh sợi.
Comments : ghi chú của file rập, thường là để trống.
Khung chức năng Results:
Đây là phần chức năng dùng để xem thông tin sơ đồ mà không cần mở sơ đồ.
Trên là các chức năng cơ bản của phần Marker trong chương trình Lectra Diamino V6 Marker Manager.
Tags:
Công nghệ may
Ý kiến bạn đọc [ 1 ]
Vui lòng ghi rõ nguồn nếu có sao chép lại thông tin từ Blog CongNgheMay.info
Ý kiến của bạn